Cách Chỉnh Rơle Nhiệt

      109
18 Tháng Tư 2022

Rơle nhiệt bị nhảy là hiện tượng phổ biến mà chúng ta thường bắt gặp trong tủ điện. Đặc biệt là loại tủ điện điều khiển dùng để điều khiển bơm, quạt, động cơ thường hay sử dụng rơ le nhiệt. Vậy khi rơle nhiệt bị nhảy thì xử lý như thế nào! Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách điều chỉnh rơle nhiệt nhé!


Rơle nhiệt là gì?

Rơ le nhiệt còn được gọi với cái tên khác đó là relay nhiệt. Đây là thiết bị được sử dụng để bảo vệ những thiết bị điện tránh khỏi tình trạng quá tải. Rơle được ứng dụng phổ biến trong đời sống và sản xuất giúp dòng điện hoạt động ổn định. 

Rơle là thiết bị có thể tự đóng và ngắt mạch dòng điện khi có dấu hiệu quá tải. Nhờ vào nguyên lý co dãn theo nhiệt độ của thanh kim loại mà rơle có thể hoạt động được như trên. Thông thường rơle nhiệt được kết hợp với khởi động từ (contactor). Bởi có nhiệt rơle mới có thể hoạt động nên cần phải tốn thời gian vài giây đến vài phút.

Bạn đang xem: Cách chỉnh rơle nhiệt


*

Rơle nhiệt giúp bảo vệ các thiết bị điện khỏi tình trạng quá tải


Nguyên nhân rơ le nhiệt bị nhảy

Như đã giới thiệu ở phần đầu bài viết, rơ le nhiệt được ứng dụng trong nhiều thiết bị điện tử như: tủ điện, máy bơm nước, bình nóng lạnh, động cơ,…

Trong tủ điện rơ le nhiệt có tác dụng bảo vệ dòng bị quá tải, xuất hiện hiện tượng nhảy rơ le.do dòng điện nạp vào động cơ bị quá tải. Rơ le nhiệt trong máy bơm nước cũng hoạt động tương tự, cụ thể: công suất hoạt động gây nóng động cơ rơle sẽ tự nhảy để bảo vệ an toàn cho người dùng.


*

Rơle nhiệt bị nhảy do đâu?


Bản chất cấu tạo của rơ le nhiệt là gồm các phiến kim loại kép giãn nở khác nhau theo nhiệt độ. Khi có sự thay đổi dòng điện đột ngột, nhiệt độ sẽ tác động trực tiếp lên thanh kim loại giãn nở. Khi xảy ra hiện tượng quá tải, chỉ cần nhấn nút reset rơ le sẽ trở lại trạng thái bình thường.

Motor tháp giải nhiệt: Khái niệm, đặc điểm & phân loại

Những mẫu tháp giải nhiệt BAC khuyên dùng năm 2021

Hướng dẫn cách chỉnh rơle nhiệt

Quy tắc chung về cách chỉnh rơle nhiệt đó là chỉnh dòng điện rơ le theo dòng điện trên thực tế. Có thể tham khảo dòng điện đã được nhà sản xuất đề xuất trên nhãn động cơ. Trên thực tế, cần lựa chọn dòng điện định mức của rơle nhiệt bằng với dòng điện định mức của động cơ điện cần bảo vệ. Rơle nhiệt có tác động giá trị dao động khoảng (1.2 ÷ 1.3) ldm.

Trong trường hợp, quá trình vận hành thực tế nếu chưa rõ giá trị chỉnh định của dòng điện. Người dùng có thể sử dụng phương pháp tính toán đơn giản như sau:

Đo dòng điện dây (dòng điện tổng ở trên dây pha và động cơ) khi động cơ làm việc nặng nhất. Và dòng điện này phải có giá trị nhỏ hơn so với dòng điện định mức của động cơ.Đo dòng điện thực tế thông qua rơle nhiệt (ký hiệu Itt). Khi đó dòng điện chỉnh định (Icd) sẽ có công thức như sau: Icd = 1,1x Itt.
*

Điều chỉnh rơle nhiệt khi bị nhảy


Hướng dẫn chọn Rơ le nhiệt

Đặc tính của rơle là quan hệ giữa dòng điện phụ tải chạy qua và thời gian tác động (gọi là đặc tính thời gian – dòng điện, A – s). Mặt khác, để đảm bảo yêu cầu giữ được tuổi thọ lâu dài cho thiết bị, theo đúng số liệu kỹ thuật mà nhà sản xuất đề ra. Lựa chọn đúng rơle là lựa chọn sao cho đường đặc tính A – s của rơle gần sát với đường đặc tính A – s của đối tượng cần bảo vệ. Nếu như lựa chọn quá thấp thì sẽ không tận dụng được công suất của động cơ điện. Còn nếu lựa chọn quá cao sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị cần bảo vệ.

Xem thêm: Chó Bị Sốt: Làm Sao Để Điều Trị Đúng Cách Hạ Sốt Cho Chó, Xử Lý Khi Chó Sốt

Trong thực tế, cách để lựa chọn phù hợp đó là dòng điện định mức của rơle nhiệt bằng với dòng điện định mức của động cơ điện cần bảo vệ. Rơle có tác dụng với mức tác động ở giá trị (1.2 ÷ 1.3) ldm. Ngoài ra, cần phải xem xét chế độ làm việc của phụ tải và nhiệt độ môi trường xung quanh.


*

Hướng dẫn chọn rơle nhiệt


Cách đấu role nhiệt

Dưới đây là hướng dẫn cách đấu rơ le nhiệt đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện ngay tại nhà. 

Cách đấu rơle nhiệt 1 pha

Nhiều người thường cho rằng động cơ 1 pha không cần phải sử dụng đến rơ le nhiệt. Tuy nhiên, để có thể bảo vệ thiết bị điện tốt nhất, chống cháy nổ khi động cơ bị quá tải vẫn nên sử dụng rơ le nhiệt.

Đặc điểm của rơ le nhiệt 1 pha là giám sát quá trình hoạt động, ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra nếu chẳng mang gặp phải sự cố chập cháy nổ bên trong động cơ. 

Thông thường rơ le thường được thiết kế 3 cực độc lập dành cho 3 pha khác nhau. Nếu muốn sử dụng cho dòng điện 1 pha mà chỉ cần sử dụng 2 cực (2 dây) sẽ phải đấu như thế nào để đảm bảo an toàn.

Điều này rất đơn giản bạn chỉ cần làm theo 1 trong 2 sơ đồ được minh họa dưới đây. 


*

Sơ đồ đấu rơle điện 1 pha


Cách đấu rơ le nhiệt 3 pha

Rơ le nhiệt 3 pha thường được sử dụng trong các thiết bị điện 3 pha với công suất lớn từ 3Kw – 4,5Kw và được sử dụng chủ yếu trong các thiết bị công nghiệp. Nhờ thiết bị nhiệt 3 pha giúp tách nguồn điện ra khỏi động cơ khi gặp phải sự cố cũng như tránh được các hỏng hóc ngoài ý muốn.

Đấu rơ le nhiệt 3 pha được chia làm 2 dòng như sau: đấu rơ le để bảo vệ theo nguyên lý dòng và bảo vệ theo nguyên lý điện áp. Tuy nhiên cách đấu lại giống nhau theo sơ đồ dưới đây:


*

Sơ đồ đấu rơle điện 3 pha


Trong đó:

MC nằm ở bên tay trái nghĩa là: 3 tiếp điểm động lực của khởi động từMC nằm ở bên tay phải nghĩa là: tiếp điểm A1-A2 của cuộn hút (cuộn coil) của khởi động từCác vị trí như R, S, T là vị trí sẽ được đấu vào 3 phaLoad là tải (thiết bị sử dụng)Ở phần điều khiển sẽ là tiếp điểm các điểm 98, 95, 86 được nối theo như hình.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn biết cách chỉnh rơle điện. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc muốn mua tháp giải nhiệt, các bạn hãy comment xuống dưới để được chuyên viên của chúng tôi giải đáp nhé!